Tủ nấu cơm công nghiệp 11077 chính là giải pháp hoàn hảo cho các nhà hàng lớn, trường học, doanh trại,… Bởi số lượng suất cơm lớn sẽ không còn phù hợp với các loại nồi cơm điện truyền thống. Tủ công nghiệp giúp nấu cơm ngon, tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho quá trình sử dụng.
Đặc điểm cấu tạo Tủ nấu cơm công nghiệp 11077
Tủ nấu cơm công nghiệp được sử dụng rộng rãi cho những mô hình nhà bếp công nghiệp. Sử dụng tủ này, các đầu bếp có thể nấu cơm nhanh chóng cho rất nhiều người ăn.
Tủ có hình chữ nhật giống như chiếc tủ lạnh, thiết kế đơn giản giúp quá trình sử dụng dễ dàng. Cấu tạo tủ hấp cơm công nghiệp gồm các bộ phận:
- Vỏ tủ: Vỏ tủ gồm 3 lớp giúp giữ nhiệt tốt khi nấu cơm.
- Cửa tủ: Mỗi chiếc tủ sẽ được thiết kế từ 1 – 2 cánh cửa kết hợp với 1 – 4 tay nắm cửa. Cánh tủ cũng có 3 lớp giống vỏ tủ hấp cơm, mép cửa có một lớp cao su giúp đóng tủ kín hơn và đảm bảo tiết kiệm năng lượng.
- Khay đựng cơm: Khay này được sản xuất từ chất liệu inox 304, đảm bảo chất lượng. Tùy vào kích thước tủ mà số lượng khay sẽ khác nhau. Trung bình mỗi khay có thể đựng được 2 – 3kg gạo.
- Khoang chứa nước: Khoang chứa nước nằm phía dưới đáy tủ giúp chứa nước nấu cơm. Khoang chứa này có thể lắp phao và van cấp xả nước tự động.
Ngoài những bộ phận chính như trên, tủ nấu cơm công nghiệp còn được cấu tạo bởi: Hệ thống gia nhiệt, van thoát nước, van xả khí, ống cấp nước, bình gas, dây điện, van gas.
Các loại Tủ nấu cơm công nghiệp 11077
Tủ hấp cơm công nghiệp được sản xuất bởi nhiều thương hiệu với đa dạng các loại khác nhau. Tuy nhiên, tủ hấp cơm được chia ra làm 2 loại chính: Tủ hấp cơm công nghiệp bằng điện và tủ hấp cơm công nghiệp bằng gas.
Ngoài ra, tủ còn được phân loại dựa vào kích thước như:
- Tủ hấp cơm công nghiệp 30kg.
- Tủ hấp cơm công nghiệp 50kg.
- Tủ hấp cơm công nghiệp 80kg.
- Tủ hấp cơm công nghiệp 100kg.
Do đó, các thông số kỹ thuật của từng loại tủ sẽ khác nhau. Vậy để chọn tủ hấp cơm phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn cần tìm hiểu thật kỹ.
Cách nấu cơm khi sử dụng tủ cơm công nghiệp 11077
Để có cơm ngon mỗi ngày, hãy nắm rõ các bước nấu cơm bằng tủ cơm công nghiệp như sau:
- Bước 1: Kiểm tra kỹ trước khi nấu cơm: Đảm bảo nguồn điện/gas, khay chứa nước không hở, khay đựng gạo sạch sẽ, gạo đã được vo sạch.
- Bước 2: Cho nước vào tủ cơm bằng vòi cấp nước tự động hoặc cấp nước thủ công. Chú ý đóng van cấp nước thật chặt khi lượng nước đã đủ.
- Bước 3: Đun nước sôi trước khi cho khay gạo vào giúp cơm nhanh chín hơn.
- Bước 5: Đong gạo theo định lượng: Khi chờ nước sôi thì sẽ tiến hành vo gạo, đong gạo. Nấu cơm vừa ăn, không khô và không mềm sẽ có định lượng khoảng 2,4l nước cho 2kg gạo.
- Bước 6: Khi nước sôi, cho các khay gạo vào các tầng của tủ. Lưu ý, mỗi khay chỉ khoảng 2 – 3kg gạo.
- Bước 7: Hẹn giờ nấu cơm: Tùy vào loại gạo mà bạn nấu sẽ tiến hành điều chỉnh thời gian từ 30 – 60 phút để cơm chín đều.
- Bước 8: Lấy cơm chín ra khỏi tủ: Khi cơm chín, mở cánh tủ và lấy cơm. Lưu ý, mở tủ ra khoảng 1 phút rỗi hãy múc cơm trong khay để tránh bỏng hơi nóng.